HÀNH TRANG VÀO LỚP 1
- 2372 Lượt xem
- Khóa học
- 15/03/2019
Sự phát triển về mặt nhận thức và hiểu biết của trẻ được trải qua từng chặng đường khác nhau. Mỗi mộtchặng đường đều cần phải có những hành trang thiết yếu đi theo. Bước vào lớp 1 cũng được xem là hành trình lý thú trong cuộc đời của trẻ. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng cảm thấy tự tin để bước vào lớp 1 một cách dễ dàng. Vì thế Trung tâm Đào tạo Lan Anh đã áp dụng, mạnh dạn cho ra đời khóa học“Kỹ năng cho trẻ vào lớp 1” giúp cho nhiều bậc phụ huynh an tâm hơn khi không có thời gian và kỹ năng để chăm lo cho con của mình.
Giai đoạn trẻ nằm trong độ tuổi 4 đến 5 tuổi này trẻ chưa biết cách đọc và viết. Không những vậy trẻ còn bị gặp áp lực tâm lý chuyển trường, chuyển lớp. Tệ hơn có một số trẻ lại có tâm lý thụ động, không muốn đi học. Vì vậy việc cho trẻ tiếp xúc với quy cách của lớp học, nhà trường là rất khó khăn.
Trung Tâm Đào Tạo Lan Anh đã phải nghiên cứu và cho ra nhiều phương pháp tập cho trẻ thích ứng được với việc thay đổi đột ngột với môi trường học.
Để làm được điều đó, đội ngũ giáo viên Trung Tâm Đào Tạo Lan Anh đã phải nghiên cứu và cho ra nhiều phương pháp tập cho trẻ thích ứng được với việc thay đổi đột ngột với môi trường học. Đến vớiTrung tâm trẻ sẽ không bị nhồi nhét kiến thức mà chỉ làm quen với sách vở, giáo trình và cách học thỏa mái. Trong khóa học này phụ huynh sẽ cảm nhận được sự tiến bộ từng ngày của con mình. Các trẻ khi bước vào lớp, giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ cách cầm bút, tư thế ngồi, một cách khoa học giúp cháu rèn được kỹ năng cơ bản trước khi bước vào đường đời đầu tiên.
- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó.
- Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm.
- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.
- Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.
- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định.
- Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang. Độ cao và của bàn và ghế phải phù hợp với trẻ.
* Cách cầm bút đúng
Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm.
Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út va áp út. Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái
Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 45 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
Cổ tay thẳng sao cho ngón cái thẳng với cánh tay.
Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết rarất xấu.
Bút để xuống vở: Bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút tạo với mặt giấy một góc 450 nghiêng về phía người viết và gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp xuống.
Luyện tay: Khi viết cử động cơ bản bằng ba ngón tay theo các hướng lên xuống sang phải, trái, xoay tròn. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút nhẹ nhàng theo chiều ngang.
Cách học chủ yếu được giáo viên hướng dẫn thông qua hình ảnh và dụng cụ trực quan giúp cháu hứng thú và hiểu bài nhanh hơn. Đến với Trung tâm, giáo viên dạy cho cháu cách làm quen với chữ cái và con số, tập đọc ghép vần thông qua hình ảnh, và giúp cháu xây dựng thói quen nề nếp học tập để khiđến trường cháu không bị bỡ ngỡ.
Tham gia vào khóa học “ Hành trang vào lớp 1” ngoài việc được rèn luyện kỹ năng tập đọc, tập viết, các em còn được tiếp cận với những mẫu chuyện, cách dạy thoải mái hơn không bị gì bó giữa việc học. Đến nay khóa học đã đi vào hoạt động bước vào năm thứ 4 nhưng luôn thể hiện được sự hiệu quả và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía phụ huynh. Hãy đến với Trung tâm Lan Anh để hiểu về khóa học các bạn nhé!
Phòng truyền thông